Tranh Vẽ Gì? Ý Nghĩa Ra Sao?
Người xem tranh thường tự hỏi: “Tranh vẽ gì? Ý nghĩa ra sao?” Họa sĩ cũng nên tự đặt câu hỏi này. Tạo ra một bức tranh, lý thuyết và các trường phái nghệ thuật chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Ý nghĩa của tranh không nên bị ràng buộc bởi những quy ước cố định. Vì tranh có thể mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, phát sinh từ những suy nghĩ, cảm xúc ngẫu nhiên của người vẽ.
Biểu Hiện Cảm Xúc Qua Tranh
Mỗi cá nhân có trải nghiệm, góc nhìn và ý thức hệ khác nhau, do đó cảm nhận về tranh cũng khác nhau. Người vẽ và người xem đều có thể có những phản ứng cảm xúc khác nhau, từ yêu thích đến không thích. Điều này cần được tôn trọng, bởi cảm xúc là một phần tự nhiên của con người. Chính cảm xúc sẽ tạo ra ý nghĩa cho tác phẩm, tạo ra động cơ vẽ cái gì?
Tự Do Cảm Nhận Nghệ Thuật
Không cần thiết phải phân biệt giữa yêu và ghét khi xem tranh. Nếu thích thì nhìn, không thích thì không nhìn. Điều quan trọng là không nên ép buộc cảm xúc của mình, cố tạo vẻ tri thức gì đó. Khi gặp một bức tranh, nếu nó gợi lên cảm xúc, tự khắc người xem sẽ có sự rung động. Muốn nhìn lâu hơn, suy nghĩ nhiều hơn.
Câu Chuyện Của Họa Sĩ và Người Xem Tranh
Những gì người xem tranh suy nghĩ, không phải là câu chuyện của họa sĩ. Câu chuyện nằm ở những gì họa sĩ muốn truyền đạt qua tác phẩm của mình. Nếu tranh không thể hiện cá tính của họa sĩ, câu chuyện cuộc đời của họa sĩ, nó sẽ mất đi phần nào giá trị và trở nên phổ thông, giống như những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Nghệ Thuật và Trí Tuệ
Nghệ thuật sáng tạo tranh không phải là biểu hiện của trí tuệ, thế nên đừng cường điệu quá mức, làm mất đi tính chân, thiện, mỹ. Nghệ thuật là cách họa sĩ kể câu chuyện của mình qua hình ảnh. Việc trưng bày tranh không chỉ nhằm mục đích bán và kiếm tiền, mà còn để tìm kiếm sự đồng cảm, rung động từ người xem. Khi người xem cảm nhận được câu chuyện và ý nghĩa của bức tranh, họ sẽ tìm thấy vẻ đẹp trong đó. Họ sẽ yêu thích nghệ thuật, xem trọng các giá trị sâu sắc của linh hồn hơn là dụng vọng bản năng dã thú nào đó.
Tranh Có Vô Dụng?
Tranh có thể không tạo ra giá trị vật chất trực tiếp, nhưng nó có thể nuôi dưỡng tinh thần. Người dành thời gian ngắm tranh sẽ phát hiện ra nhiều điều hơn so với người chỉ nhìn thoáng qua. Tranh giúp gia tăng trực giác, tạo nên sức mạnh tinh thần. Đó là lý do tại sao nghệ thuật vẽ tranh được sử dụng hiệu quả trong liệu pháp tâm lý. Tranh thúc đẩy sự phát triển nhân cách con người thông qua câu chuyện kể bằng hình ảnh.
Quan Sát Tranh Và Tự Do Cảm Nhận
Cuối cùng, việc nhìn tranh nên là một trải nghiệm tự do. Đừng bị ảnh hưởng bởi các ý kiến bên ngoài về trường phái hay ý nghĩa. Hãy lắng nghe bản thân và tôn trọng góc nhìn cá nhân của riêng mình. Nếu thấy đẹp thì ngắm, không thì thôi!. Bức tranh sẽ luôn ở đó, chờ đợi người cảm nhận nó theo cách riêng của họ.
Kết Luận
Tranh có thể trở thành một phần trong dòng chảy lịch sử. Dù được yêu thích hay lãng quên, mỗi bức tranh đều kể một câu chuyện riêng biệt. Hãy để cảm xúc và trực giác dẫn lối khi ngắm nhìn và đánh giá tranh. Bạn sẽ thấy xem tranh là một niềm vui, xứng đáng tôn vinh là nghệ thuật.