1. Sự Chuyển Mình Của Phong Trào Nghệ Thuật Qua Các Thời Đại
Nói về phong trào nghệ thuật tả thực sẽ không có nhiều tranh cãi. Bởi thời kỳ không có máy ảnh, tả thực là đúng qui luật, có cầu thì có cung. Phong trào nghệ thuật ấn tượng ra đời, đơn giản vì ăn món gì mãi cũng ngán. Trở thành bước ngoặt quan trọng của game vẽ vời, thay đổi các góc nhìn cổ điển. Tả thực được nâng cấp, mô tả bằng pixel, dùng những nét cọ nhỏ, chấm điểm (giống điểm ảnh trên máy tính), thường sẽ cường điệu về ánh sáng (tương tự trong chụp ảnh, hình ảnh bị nhòe, rung, không rõ ràng, hoặc quá nhiều ánh sáng). Nói đơn giản là giống kiểu ký họa nhanh, không định kiến với hình ảnh, thích thì chép lại. Đồng nghĩa sẽ có hạn chế về mặt tư duy bố cục, nhận thức triết học, tương tự kiểu thức ăn nhanh, mở ra thời kỳ đại công nghiệp.
2. Phong Trào Nghệ Thuật Dã Thú: Bước Nhảy Mạnh Mẽ Của Sáng Tạo
Để phản ứng với điều này, phong trào nghệ thuật dã thú xuất hiện. Theo quan niệm sáng tạo không có nghĩa là sao chép tự nhiên, áp đặt khái niệm phân tích thời gian để che đi sự mô phỏng, sao chép. Phong trào dã thú tập trung mạnh vào màu sắc mạnh bạo, đường nét dứt khoát, không tả khối theo kiểu vờn sáng tối. Gần với tính chất chuyển động ngẫu nhiên tạo nên lực hấp dẫn. Trong phong trào này cá nhân Azdraw thích họa sĩ Matisse. Mặc dù tồn tại ngắn hạn nhưng phong trào dã thú thật sự đã kích hoạt sự sáng tạo. Thúc đẩy phong trào hậu ấn tượng. Sáng tạo hơn phong trào ấn tượng bằng việc nâng cấp bố cục, đưa nội dung, ý niệm và cảm xúc vào tranh. Để không thua khái niệm triết học cổ điển trong bảo tàng, nhưng vẫn sáng tạo và hiện đại hơn. Tạo nên thời kỳ có các tên tuổi lớn như Gauguin, Van Gogh.
3. Thế Kỷ 20: Thời Kỳ Vàng Son Của Phong Trào Nghệ Thuật
Thế kỷ 20 là thời kỳ thăng hoa với hàng loạt phong trào nghệ thuật: lập thể , biểu hiện , vị lai … Vẽ tranh không chỉ là nghệ thuật mà còn là trò chơi sáng tạo vô tận. Những họa sĩ như Picasso trở thành biểu tượng toàn cầu, nghệ thuật thoát khỏi giới hạn chất liệu. Trở thành tài sản vô giá cho những nhà sưu tầm.
4. Thế Kỷ 21: Phong Trào Nghệ Thuật Đại Chúng Và Những Thách Thức Mới.
Bước vào thế kỷ 21, phong trào nghệ thuật trở nên đại chúng hơn với sự xuất hiện của robot và NFT, mở ra cơ hội sáng tạo cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nghệ thuật cũng đối mặt với sự mai một về đam mê, triết học và tính sáng tạo. Trong guồng quay khốc liệt của cuộc sống, vẽ tranh không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Chưa kể hàng loạt tranh sao chép, giả nhái đã phá vỡ nghệ thuật.
5. Tương Lai Của Phong Trào Nghệ Thuật: Hành Trình Khám Phá Chính Mình
Dù các phong trào nghệ thuật đang thay đổi, nhưng giá trị cốt lõi của nó không hề phai nhạt. Sáng tạo vẫn là ngọn hải đăng dẫn đường cho những tâm hồn đam mê. Làm nghệ thuật không chỉ để nổi tiếng, mà là hành trình khai phá thế giới tưởng tượng, kiến tạo vương quốc hình ảnh tưởng tượng mà họa sĩ là người dẫn đầu. Tương lai của một họa sĩ sẽ không bị ràng buộc bởi danh tiếng hay thành công tài chính, mà nằm ở khả năng tạo nên thế giới riêng, sống ngẩng cao đầu với bản ngã nghệ thuật của mình. Đặc biệt trong bối cảnh kiểm duyệt tại Việt Nam, các họa sĩ càng nên tập trung tạo ra phong cách của riêng mình, tránh xa các chủ đề chính trị, tôn giáo, hoặc gây tranh cãi. Không nên đi theo lối rẽ không thuộc về bản thân, hoặc bị thao túng tâm lý về các vấn đề phức tạp trong xã hội, nằm ngoài sự hiểu biết của bản thân. Là chính bản sắc Việt của mình, tự sẽ thoát ly khỏi các vấn đề không tập trung vào bản chất sáng tạo của nghệ thuật.
#phongtraonghethuat #Azdraw